ANTS
 18/12/2015

Real-time: Không Phải Lúc Nào Cũng Cần

Real-time: Không Phải Lúc Nào Cũng Cần

Theo một nghiên cứu gần đây của Forrester Consulting, 2/3 các Publisher, dù lớn hay nhỏ, đều tin rằng dữ liệu thời gian thực (Real-time Data) quan trọng cho công việc của họ và giúp gia tăng doanh thu, nhưng chỉ có 27% Publisher thực sự nhận được dữ liệu theo thời gian thực. Tình cảnh cũng tương tự với các nhà quảng cáo thương hiệu.

Liệu Real-time Data thật sự cần thiết để các thương hiệu tương tác hiệu quả với người tiêu dùng? Có lẽ không. Các Marketer cho rằng nỗ lực thời gian thực, hay việc thành lập “phòng tin tức thương hiệu” là một trong những sáng kiến có phần hơi quá trong ngành quảng cáo, theo một cuộc khảo sát của Hội đồng PR.

Nhưng những cú hit trên mạng xã hội, chẳng hạn như tin ngắn trên Twitter của Arby nhắc đến Pharrell Williams tại lễ trao giải Grammy năm ngoái, càng làm tăng sức mê hoặc và nhu cầu về các chiến lược tiếp thị thời gian thực.

Tuy vậy các nhà quảng cáo thương hiệu nên cẩn thận với cơn sốt này và nên chịu khó rà soát việc sử dụng dữ liệu “thời gian thực”. Bằng cách đánh giá trước một số yếu tố, họ có thể đưa ra quyết định tốt hơn thời điểm để đầu tư cho Marketing tức thời. Quan trọng hơn, họ sẽ có thông tin tốt hơn về thời điểm dừng lại để tập trung vào việc khác.

 Có khả năng không có nghĩa là nên thực hiện

Marketer có rất nhiều công cụ có thể sử dụng để theo dõi giao tiếp trên mạng xã hội hoặc tạo ra nội dung “mì ăn liền” trong vòng vài phút hoặc chỉ vài giây, và có thể phát tán trên nhiều thiết bị chỉ với một nút nhấn. Nhưng chính vì việc thu hút khán giả khác nhau trên nhiều kênh một cách tức thời trở nên dễ dàng hơn, Marketer càng nên cân nhắc quyết định theo đuổi Marketing thời gian thực (Real-time Marketing) ngang với các chiến lược kỹ thuật số khác. Có rất nhiều ví dụ về các chiến dịch thành công, nhưng cũng không ít những nỗ lực bất thành khi thương hiệu tìm cách tiếp cận người tiêu dùng một cách tức thời.

Thay vì nhảy ngay vào cuộc chơi Real-time Marketing và dành ngân sách thử nghiệm nó, thương hiệu nên không ngừng tự đưa ra những câu hỏi quan trọng để nhận diện giá trị của việc theo đuổi chiến lược dựa trên thời gian.

Ví dụ: “Chúng ta có cần phải kết nối với người tiêu dùng theo thời gian thực?” Đó là một câu hỏi cơ bản nhưng rất quan trọng để bắt đầu vì hành trình tiêu dùng đi đến quyết định mua sản phẩm của một thương hiệu rất khác nhau.

B2B và B2C là ví dụ rõ ràng về khoảng cách trong hành trình của người tiêu dùng: chiến lược của Arby tương tác với giới trẻ thông qua những câu đùa vô tư trên Twitter không phải là chiến lược mà Salesforce.com hay Oracle nên thử nghiệm với khách hàng doanh nghiệp. Các thương hiệu nên đảm bảo các hoạt động của họ phù hợp với những giá trị cốt lõi của mình và mong đợi của người tiêu dùng.

Blog-201512-thoi-gian-thuc-khong-phai-luc-nao-cung-can

Chi phí cơ hội của Real-time Marketing ?

Trong một thế giới hoàn hảo, các tổ chức tiếp thị có ngân sách dồi dào, đầy ắp tài nguyên và các quy trình hoàn chỉnh để thực hiện các chiến dịch thành công. Nhưng trong hầu hết trường hợp, giám đốc tiếp thị (CMO) luôn phải đối mặt với những quyết định ưu tiên đầu tư. Giống như bất cứ hoạt động nào khác, Real-time Marketing đòi hỏi đội ngũ, quy trình và công nghệ để triển khai ý tưởng kịp thời, theo dõi các xu hướng, thực hiện các chiến dịch trên những nền tảng thích hợp, tối đa hiệu suất và tối ưu hóa.

Xét về tổng thể thì chi phí cơ hội của việc theo đuổi chiến lược này có thể tăng lên đáng kể. Vì vậy, các CMO phải cân nhắc, “Liệu nó có xứng đáng? Hoặc giai đoạn này đội ngũ tốt hơn nên dành công sức cho các hoạt động khác?”.

“Con sâu làm rầu nồi canh”

 Trong khi các thương hiệu toàn cầu đã trở nên quen với khoảng thời gian dài để lập chiến lược và thực hiện các chiến dịch đa quốc gia, Real-time Marketing không như phương pháp truyền thống và đòi hỏi mọi thứ được thực hiện ở cấp độ thời gian tức thời.

Ví dụ, người quản lý phương tiện truyền thông xã hội tại Coca-Cola không thể chờ Marcos de Quinto, CMO của công ty, phê duyệt mỗi tweet hoặc bài đăng Facebook trước khi xuất bản. Vì vậy, các Marketer “lâm trận” được trao quyền để tương tác khán giả theo những cách sáng tạo, có thể gây rủi ro cho thương hiệu có lượng lớn người theo dõi. Texas Rangers, với gần 630.000 người theo dõi, gần đây đã sa thải một thành viên của bộ phận truyền thông xã hội vì đăng bài không phù hợp.

Ví dụ nhỏ này minh họa cách các thương hiệu phải đặt biệt hoàn chỉnh qui trình trước khi bắt đầu tham gia cuộc chơi dữ liệu thời gian thực. Nếu không, thương hiệu tự đưa mình vào tình thế rủi ro. Một trục trặc có thể gây tổn hại nghiêm trọng nỗ lực xây dựng thương hiệu từ nhiều năm. Hãy tiến hành một cách thận trọng.

(Theo www.adexchanger.com)

 

 

Related Posts