Thương hiệu cần nhiều hơn ở người nổi tiếng
Các thương hiệu đang ngày càng quan tâm đến những người nổi tiếng và cố gắng xây dựng sự liên kết với họ để tiếp cận người tiêu dùng.
Khi nói đến việc lôi kéo người tiêu dùng, đặc biệt là những con người trẻ tuổi đam mê kĩ thuật số, liệu các thương hiệu có đang quá chú trọng đến những người nổi tiếng có tầm ảnh hưởng lớn nhưng lại quên đi sự ảnh hưởng?
Đối với nhiều thương hiệu, một chiến dịch quảng cáo dựa vào người nổi tiếng trên mạng đại loại như vầy:
- Tìm người nổi tiếng phù hợp với thị trường mục tiêu.
- Liên kết với người nổi tiếng, trực tiếp hoặc thông qua Agency, để quảng bá một sản phẩm, dịch vụ hoặc ý tưởng.
- Trả tiền cho người nổi tiếng để tiếp cận lượng fan (người hâm mộ) đông đảo của họ.
Một số người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội như Danielle Bernstein, một ngôi sao Instagramm và blogger về thời trang, có thể kiếm được tới 10.000 USD cho một bài đăng trên trang của họ. Cái giá này có vẻ hợp lý.
Những người nổi tiếng có hàng trăm ngàn hoặc thậm chí hàng triệu lượt người theo dõi có thể tiếp cận nhanh chóng và dễ dàng, nếu thông qua các kênh truyền thống nhiều khi các thương hiệu sẽ phải tốn nhiều tiền hơn.
Vì vậy, trả 15.000 USD cho một hình ảnh tài trợ trên Instagram được hàng trăm ngàn lượt xem và có thể được hàng ngàn “like” (thích) có vẻ là một giao dịch không tồi.
Một trong những vấn đề lớn nhất của các chiến dịch dùng người nổi tiếng đó là các cam kết thường ngắn hạn.
Tuy một số thương hiệu đã phát triển chiến dịch đa kênh xoay quanh người nổi tiếng nhưng dạng bài viết được tài trợ có vẻ vẫn phổ biến hơn.
Điều này giúp các thương hiệu đạt được các số đo nhất định trong ngắn hạn, nhưng những hiệu quả lâu dài thì bỏ ngõ. Trong hầu hết trường hợp, cách duy nhất giúp thương hiệu có thể duy trì tăng trưởng đó là tiếp tục mua bài tài trợ.
Một vấn đề khác đó là, không giống như hợp đồng quảng cáo với nhiều ngôi sao nổi tiếng, thường không có cam kết thực sự giữa những người nổi tiếng và thương hiệu.
Ví dụ, có rất ít hợp đồng với các ngôi sao tương tự như giữa H&M và David Beckham, hay Jennifer Lopez và L’Oréal Paris.
Đây chưa biết là tốt hay xấu. Một mặt các thương hiệu có thể làm việc với những ngôi sao nổi tiếng nhất trên mạng với chi phí thấp, thậm chí thấp hơn bữa trưa với một nhân vật nổi tiếng ngoài đời. Nhưng mặt khác, họ hiếm khi đạt được mức ảnh hưởng tương xứng như thương hiệu của người nổi tiếng.
Sự thật “đau lòng” đó là nhiều thương hiệu đang dành thời gian và tiền bạc cho những người nổi tiếng nhưng lại không nhận lại được sự ảnh hưởng tương xứng như họ mong đợi.
Để giải quyết vấn đề này, các thương hiệu cần phải suy nghĩ dài hạn hơn và cũng cần xem xét đến hiệu quả của chiến dịch với những điều khoản đảm bảo sự hợp tác chặt chẽ hơn với người nổi tiếng giúp họ tiếp cận người tiêu dùng.
(Theo econsultancy.com)