Nâng tầm ảnh hưởng hệ sinh thái truyền thống-quảng cáo số
Tại hội nghị thường niên dành cho các nhà phát triển ứng dụng F8 (San Francisco), facebook đã chia sẻ một số thay đổi lớn trong việc hỗ trợ cả công ty truyền thông-sản xuất nội dung (Publisher) lẫn hãng quảng cáo (Advertising). Ngoài ra mạng xã hội này đang dần khẳng định vị trí số một của họ mặt dữ liệu người dùng và vai trò trong toàn bộ ngành công nghiệp truyền thông-quảng cáo số.
Hiểu người dùng bên ngoài facebook hơn
Mark Zuckerberg “làm nóng” hội nghị bằng những con số thống kê về mức độ thường xuyên sử dụng tài khoản Facebook để truy cập vào các ứng dụng và websites trong năm vừa qua. Đó là kết quả của thay đổi mà họ đưa ra ở F8 2014. Người dùng Facebook giờ đây được cung cấp thêm quyền quản lý thông tin cá nhân khi chia sẻ với các ứng dụng khác theo các cấp độ khác nhau. Nhờ đó, số lượng người dùng chức năng “truy cập bằng Facebook” tăng lên 10% và 80% các ứng dụng hàng đầu trên thế giới tận dụng điều đó như một tiện ích cho người dùng.
Điều này cũng cho facebook cơ hội hiểu người dùng và ứng dụng sâu hơn thông qua “truy cập bằng facebook”. Ngoài ra Audience Network, một mạng lưới quảng cáo trên điện thoại giúp mở rộng chiến dịch ra khỏi phạm vi facebook và hướng đến các ứng dụng di động khác ngoài mạng xã hội lớn nhất này.
Tuy nhiên, tuyên bố quan trọng nhất đó là dữ liệu người dùng Facebook lúc này có thể liên thông với mạng lưới bán quảng cáo LiveRail, mua lại với giá 500 triệu đô la Mỹ vào tháng 7 2104. Với bước tiến này, Publisher có thể bán được nhiều quảng cáo video tập trung và chính xác hơn. Phía Advertiser, facebook sẽ giúp họ “nhìn thấy” vào khách hàng bên ngoài tương tác thế nào. Trong khi đó Marketer ngày càng được cung cấp thêm nhiều công cụ để khai thác nội dung và tìm kiếm khách hàng mới.
Phát triển “đại gia đình ứng dụng”
Tại hội nghị, Zuckerberg đã nhiều lần nhắc đến “đại gia đình ứng dụng” như là một thuật ngữ cho thấy nỗ lực của Facebook trong việc tích hợp các ứng dụng để chúng có thể giao tiếp đồng bộ với nhau. Mark cho biết “Facebook đã từng đơn thuần là một ứng dụng nhỏ bé màu xanh nhưng làm được rất nhiều việc”. Giờ đây, người dùng đã biết đến các ứng dụng khác thuộc quyền sở hữu của Facebook. Tiêu biểu như có 700 triệu người dùng Whatsapp, 700 triệu người đang chia sẻ trên Groups, 600 triệu người giao tiếp trên Messenger và 300 triệu tín đồ Instagram. Zuckerberg chắc chắn rằng số lượng thành viên của đại gia đình này sẽ còn tiếp tục tăng lên.
Thông qua F8 2015, Mark đặc biệt nhấn mạnh nền tảng Facebook Messenger: “đây là nền tảng mới cho phép các nhà phát triển xây dựng các ứng dụng kết nối mọi người lại với nhau”. Không ít tranh cãi xoay quanh Whatsapp như thế nào đối với Facebook. Đại diện Facebook cho biết sự khác biệt giữa hai nền tảng này là Whatsapp vẫn tiếp tục thống lĩnh ứng dụng nhắn tin, trong khi đó Facebook Messenger sẽ còn phát triển nhiều hơn thế nữa, cung cấp nhiều tính năng giàu nội dung như Sticker, GIFS hay clip âm thanh. Các nhà phát triển ứng dụng có thể tự viết các ứng dụng riêng và tích hợp vào Messenger.
Ngoài ra, Facebook Messenger Business (phiên bản trợ giúp doanh nghiệp & khách hàng tương tác) cho phép người dùng nhận hóa đơn và cập nhật trạng thái vận chuyển của những đơn hàng. Các công ty có thể sử dụng Messenger như một kênh chăm sóc khách hàng để giải quyết các vấn đề của người mua. Các Publisher như ESPN hay The Weather Channel cũng đang tập trung chia sẻ thông tin qua Messenger. Hình ảnh về thời tiết được chia sẽ dễ dàng thông qua ứng dụng trên điện thoại và các fan hâm mộ thể thao có thể gửi điểm tin từ ESPN thông qua Messenger. Facebook đang dần định vị Messenger như một nền tảng cơ bản giữa khách hàng và doanh nghiệp. Họ đang muốn đóng vai trò quan trọng trong ngành thương mại điện tử trên di động. Điều này sẽ thay đổi mức độ dịch vụ khách hàng mong muốn từ một doanh nghiệp và các marketer cần phải có những chiến lược phù hợp với xu hướng thực tế.
Mở rộng “kênh phân phối” cho Publisher
Như một quy luật, càng nhiều đơn vị truyền thông, sản xuất nội dung sử dụng Facebook như một kênh phân phối thì càng làm xuất hiện người theo dõi trên đó. Và một vấn đề đặt ra cho phía Publisher, làm thế nào để kiểm soát các dữ liệu tương tác cùng một nội dung nhưng xuất hiện ở các kênh khác nhau. Để hỗ trợ điều này, Facebook cho ra mắt chức năng bình luận mới cho phép đồng bộ các bình luận trên Facebook, các trang Facebook và website. Từ đó marketer có thể theo dõi và quản lý các trao đổi xoay quanh một nội dung cụ thể nào đó. Nếu xét ở khía cạnh mở rộng, marketer sẽ thu nhận được nhiều bối cảnh giao tiếp khác nhau để thay đổi cách tiếp cận chiến dịch phù hợp.
Facebook cũng đang tích hợp video player vào các trang web khác bằng cách sao chép HTML code, tương tự như Youtube đã làm. Sự thay đổi này góp phần cải thiện trải nghiệm xem video và gia tăng lượt xem Facebook video. Không khó để nhận ra Facebook đang “âm mưu” chiếm “ngai vàng” nền tảng video của Youtube trong thời đại mạng xã hội. Tuy nhiên, Deborah Liu – giám đốc nền tảng Facebook – chưa đưa ra nhận xét nào về khả năng mang lại lợi nhuận cho các nhà sản xuất nội dung-truyền thông từ Native Video Advertising (một dạng video quảng cáo do công ty truyền thông sản xuất)
Video API được thiết kế cho phép các Publisher và công ty có thêm nhiều quyền hạn đối với nội dung video của họ trên Facebook. Họ có thể quản lý người xem (dựa theo độ tuổi, giới tính và vị trí), đăng tải các video không hiện lên trên News Feed nhằm khuyến khích người dùng dành nhiều thời gian hơn trên trang Facebook của nhãn hàng đó, định ngày kết thúc và tùy chỉnh các tính năng khác.
(ANTS tổng hợp)