ANTS
 25/05/2015

3 Thực tế Data-Driven Marketing

3 Thực tế Data-Driven Marketing

Hầu như toàn bộ giá trị của các “đại gia” công nghệ như Facebook, Twitter, Instagram đều dựa trên số lượng thành viên cực kỳ lớn kết nối và sử dụng sản phẩm công nghệ của họ. Chính dữ liệu người dùng tạo ra “mỏ vàng” cho Marketing.

Mặc dù Marketer ý thức rõ về tiềm năng vừa đề cập nhưng họ vẫn bị “tắc đường” ở chỗ làm thế nào để chắt lọc ra được hiểu biết sâu sắc từ lượng lớn dữ liệu người dùng.

Năm nay, trong sự kiện Digital Cream 2015, chủ đề Data-Driven Marketing do Oracle tài trợ đã hội tụ đông đảo người làm Marketing và các chuyên gia thương mại điện tử chia sẻ một số điểm nổi bật xoay quanh chủ đề này.

1. Chưa có cách phối hợp nhuần nhuyễn giữa các bộ phận

Điểm đồng thuận xuyên suốt sự kiện là con đường hướng tới tiếp thị dựa trên dữ liệu còn dài và nhiều khó khăn. Mặc cho những giá trị đầy hứa hẹn mà Data-Driven Marketing mang lại nhưng vẫn có một mức kháng cự đáng kể đối với xu hướng này trong nhiều tổ chức. Như nhiều trường hợp thường thấy trong thế giới Digital, con người vẫn là phần chính của mọi vấn đề.

Tiến hành thay đổi có thể tạo ra giá trị cho doanh nghiệp nhưng đó không phải là điều Marketer sẵn sàng. Bởi nó liên quan nhiều đến việc hợp tác và thay đổi hoạt động quản trị.

Nghe có vẻ hiển nhiên nhưng nếu không có kế hoạch gắn kết mọi bộ phận cùng làm việc với nhau và hướng đến một mục tiêu chung thì sẽ không có giá trị nào được tạo ra. Thách thức phổ biến nhất được nhắc tới liên quan đến mức độ hợp tác giữa bộ phận IT, Marketing và bán hàng là các bên có thái độ không muốn chia sẻ thông tin hay kiến thức của mình cho nhóm khác.

Vì thế khó mà phủ nhận rằng văn hóa sẻ chia thực sự cần thiết cho các công ty muốn trở nên chuyên nghiệp hơn trong lĩnh vực Data-Driven Marketing.

2. Data Management Platform (DMP) hợp nhất cách nhìn về khách hàng

DMP đã xuất hiện cách đây vài năm nhưng kể từ khi khái niệm Data-Driven Marketing phổ biến thì DMP bắt đầu thu hút được nhiều quan tâm như trong thời gian gần đây. Thực tế người ta xem DMP như giải pháp giúp công ty nâng cấp hồ sơ khách hàng và khả năng cung cấp trải nghiệm nhất quán của một người trên nhiều thiết bị khác nhau.

Hiện nay, bất kể hình thức và quy mô tổ chức thế nào thì phần lớn đều thấy rõ lợi ích của đầu tư vào DMP. Tin tốt có là một số doanh nghiệp nhận được “phần thưởng” do đầu tư vào xu thế này. Nghiên cứu của Econsultancy và Oracle Marketing Cloud được công bố đầu năm nay đã tiết lộ tỷ lệ các tổ chức có kế hoạch mạnh dạn đầu tư vào DMP đã tăng trưởng gấp đôi trong 12 tháng qua, từ 15% lên 30%.

blog_2015-05_3RealityPoitDMP-MarketingInvestment3. Thiếu công cụ đo lường

Điều gây nhiều hoang mang cho nhà quản lý cao cấp trong tổ chức của họ là không tồn tại khái niệm “dự án dữ liệu đã hoàn thành”.

Một khi hỏi về chất lượng lượng dự án thế nào thì luôn nhận phản hồi là cần thêm những cải tiến. Đồng thời cũng không có một “thước đo hiệu suất” (performance scorecard) nào để có thể đánh giá cụ thể.

Dĩ nhiên từng tổ chức có thể tạo những thang đo hay chuẩn tham chiếu (benchmark) cho riêng mình. Nhưng chúng vẫn không xác định được một cách đầy đủ rằng tổ chức đang làm tốt đến mức độ nào.

Và đây chính là lúc những “cạm bẫy” về big data hiện diện rõ ràng. Viễn cảnh làm việc với hằng hà sa số dữ liệu vô cùng thú vị nhưng càng đi sâu tìm tòi nghiên cứu, càng dễ làm người ta mất tập trung về bức tranh tổng thể và càng không thể thấu hiểu về cái doanh nghiệp thực sự cần là gì.

Một trong những đại biểu tham dự sự kiện Digital Cream đã thừa nhận ông ta ghét big data và thích tập dữ liệu bình thường hơn. “Chuyện có một kho dự trữ dữ liệu khổng lồ chỉ khiến các nhà khoa học dữ liệu vui mừng, nó không giúp chúng tôi kiếm tiền”. Ông ấy thẳng thắng phát biểu

(Theo www.econsultancy.com)

Related Posts