Marketer cần “vững tay chèo” với MarTech
Không thể phủ nhận một tỷ lệ chóng mặt các công nghệ Marketing xuất hiện trên thị trường thời gian gần đây.
Hội nghị MarTech diễn ra tại San Francisco tháng 3 vừa qua là nơi tụ họp hằng hà sa số giải pháp công nghệ mới nhất cho ngành Marketing. Ở đây chúng ta có thể tìm thấy công nghệ quen thuộc như tự động hóa marketing, phân tích dữ liệu, nền tảng quản lí khách hàng CRM. Các giải pháp mới “ra lò” như quản trị hiệu suất Marketing, quản trị tài sản số, nội dung, phân tích dự báo, tự động quy trình công việc, tự động nhu cầu cá nhân hóa hay thậm chí cả sản phẩm tương thích và chuẩn hóa “giọng nói” được sử dụng cho giới viết lách.
Với tất cả các công nghệ hiện nay có khả năng tạo những chiến dịch Marketing thấm đẫm chuyên môn nhắm vào từng nhóm đối tượng tiềm năng hay vào các nhu chuyên biệt của khách hàng. Từ tối ưu hóa việc sử dụng các tài sản Marketing trong tổ chức, cho đến nâng hiệu suất hoạt động của phòng Marketing, đẩy nhanh tỷ lệ chuyển đổi của các khách hàng để biến nó thành doanh số và còn nhiều hơn thế nữa.
Có điều trên thực tế nhiều công cụ với mức độ phức tạp quá lớn khiến doanh nghiệp hầu như chỉ có thể tận dụng một phần nhỏ khả năng của nó. Nhiều tổ chức đầu tư hàng triệu USD vào công nghệ mới – bao gồm việc triển khai CRM trên hệ thống Salesforce.com được tùy biến ở mức độ cao và các công cụ tự động hóa marketing mới nhất – mà không suy nghĩ rõ ràng về điều doanh nghiệp cần để sử dụng các công nghệ trên một cách thực sự hiệu quả.
Các công cụ Marketing trông có vẻ hấp dẫn, cố gắng tiếp nhận nhiều thứ mới mẻ cùng một lúc có thể làm tổn thương khả năng điều hành và năng lực sáng tạo Marketing trong doanh nghiệp. Có thể hình dung việc trông cậy quá mức vào công nghệ như câu chuyện một đứa trẻ trong một cửa hàng kẹo, đầy ắp thể loại kẹo nó thèm muốn và gần như nhảy xổ chúng. Tự thưởng cho mình một hay hai viên kẹo thì tốt, nhưng cố gắng nếm hết mội loại kẹo trong cửa hàng, rồi cũng gặp vấn đề với sức khỏe.
Vậy Marketer nên tập trung vào điều gì?
Những giá trị căn bản không thay đổi theo của Marketing là đầu mối tái tập trung của người làm Marketing
Hiểu những vấn đề then chốt và chiến lược của tổ chức
Điều gì thực sự cần để kinh doanh thành công? Làm cách nào Marketing có thể góp phần vào đó ? Từ góc nhìn chiến lược, xác định đâu là nơi nên được chú trọng?
Hiểu động lực then chốt gây ảnh hưởng đến thị trường
Thị trường của doanh nghiệp liệu đã chín muồi cho đột phá đổi mới như Uber trên thị trường taxi, AirBnB cho thuê nhà trọ? Hãy xác định vị trí công ty tồn tại trên thị trường khi thay đổi thì thế nào, tận dụng trở thành người dẫn đầu hay bị cho ra rìa?
Hiểu về khách hàng
Hiểu điều gì đang thúc đẩy khách hàng ra quyết định là chưa đủ. Việc quan trọng hơn là mang những hiểu biết đó về lại với doanh nghiệp và đảm bảo nó được sử dụng trong vận hành và phát triển doanh nghiệp. Làm việc với nhóm phát triển sản phẩm với mục tiêu xây dựng những giải pháp sẽ vượt cả sự mong đợi của khách hàng cũng như vượt xa sản phẩm đối thủ đang cung cấp.
Xây dựng và truyền đạt thương hiệu mạnh mẽ và tương thích
Điều này nên được củng cố bằng các giải pháp và cách doanh nghiệp tương tác với khách hàng. Nó nên được “khuếch đại” bởi đội ngũ nhân viên như là hiện thân cho thương hiệu, truyền những thông điệp đến cộng đồng theo tầng suất thường xuyên nhất có thể.
Hiểu điều gì tạo nên thành công
Biết được thước đo nào thích hợp để đánh giá hiệu quả cho kinh doanh. Đo lường và theo dấu điều có ý nghĩa (không chỉ thứ dễ đo lường) mà còn đảm bảo việc sở hữu một qui trình có thể thay đổi dễ dàng, và một văn hóa sẵn sàng thay đổi.
Khuyến khích cải tiến
Những cải tiến đa phần đến từ những thất bại. Học từ thất bại một cách nhanh chóng và thu được những hiểu biết sâu sắc hơn từ qui trình thay vì đổ lỗi cho người khác hay tự trách mình.
Tập trung vào đội ngũ Marketing
Câu hỏi quan trọng cần đặt ra là đội ngũ Marketing có đủ các kĩ năng xử lí công việc cho hiện nay và tương lai hay không?
Với việc ứng dụng phân tích dữ liệu và các chuyên gia phân tích có mặt có thể đưa ra những quyết định chiến lược và đúng đắn cho các chiến dịch và sáng tạo Marketing?
Có một ngôn ngữ chung và nhất quán được sử dụng trong tổ chức hay không? Các thành viên trong nhóm có nắm rõ về công việc sáng tạo sẽ không chỉ ảnh hưởng lên quá trình Marketing mà cả nhiều chức năng khác trong tổ chức?
Có lẽ công nghệ và công cụ có thể giúp tự động hóa các qui trình trong mỗi bước nêu trên. Nhưng Marketer cần phải nhìn xa hơn để thấy được rằng công nghệ tự nó không mang lại giá trị gia tăng. Cũng không phải tất cả các công nghệ liên quan đến Marketing đều có tầm quan trọng như nhau, hay luôn luôn cần thiết.
Thực tế có những quyết định tốt nhất được đưa ra bởi người sử dụng công cụ tưởng như lỗi thời. Do đó, thay vì mải miết chạy theo những công nghệ, thử nghiệm những nền tảng Marketing mới nhất thì người làm Marketing nên “tiết chế”. Sử dụng đúng công nghệ vào nhắm vào mục tiêu chắc tạo nên khác biệt cho tổ chức.
(Theo www.chiefmarketer.com)