Sáng Kiến Dữ Liệu Giúp Kiểm Soát Cạnh Tranh
Hãng sản xuất mỳ Ý Barilla đã nắm bắt được dữ liệu “khó nhằn” trên Amazon bằng cách sử dụng một hệ thống theo dõi doanh số bán sản phẩm của mình dựa trên mã hàng. Hãng tiếp thị tai nghe và thiết bị âm thanh Skullcandy thì nắm bắt thị phần của mình trên trang web Walmart. Các thương hiệu hiện nay có thể theo dõi những gì các đối thủ đang thực hiện trên Instagram thông qua ứng dụng di động riêng.
Trước đây không lâu đây có thể được xem là phép màu. Trong khi các nhà cung cấp dữ liệu bán lẻ truyền thống như IRI và Nielsen đã từ lâu làm cho việc biết được khả năng cạnh tranh trên các kệ hàng trở nên khá đơn giản, thì thương mại điện tử lại làm phức tạp hóa vấn đề. Việc thiếu các hệ thống đo lường chuẩn hóa cho các đối tác bán hàng trực tuyến và việc không sẵn lòng chia sẻ dữ liệu đe dọa thời kỳ đen tối mới cho các giám đốc tiếp thị.
Các Marketer đang tìm kiếm lối thoát qua những phương tiện trung gian.
Sự thống trị của Amazon có nghĩa hầu hết các thương hiệu phải có “gian hàng” trên đó, nhưng trang web này lại nổi tiếng không minh bạch. Dữ liệu Amazon “không thân thiện lắm với người dùng” đối với bất kỳ công ty nào cố gắng theo dõi hoạt động kinh doanh của mình, theo Erin Miller, người điều hành bán hàng thương mại điện tử và chiến lược của Barilla ở Bắc Mỹ.
Miller nhận dữ liệu từ gã khổng lồ thương mại điện tử thông qua một cổng thông tin ở dạng thô rồi xuất sang các bảng tính. Miller làm cho dữ liệu này trở nên có ý nghĩa bằng cách cung cấp danh sách mã (SKU) sản phẩm được bán trên Amazon cho công ty phân tích thương mại điện tử Clavis Insights. Barilla và nhiều khách hàng khác của Clavis bao gồm Procter&Gamble và Unilever làm việc với công ty này để phát hiện xu hướng bán hàng theo thời gian, đo lường tác động của chương trình khuyến mãi, và xem khả dụng hàng tồn kho ảnh hưởng đến doanh số bán hàng như thế nào.
Hệ thống của Clavis cũng tự động tìm kiếm qua các trang web bán lẻ để theo dõi và so sánh thương hiệu của khách hàng với các đối thủ cạnh tranh. Clavis còn có thể theo dõi những sản phẩm nào còn hoặc hết hàng. Thông tin đó được sử dụng cho việc quản lý hàng tồn kho.
Khi người ta tìm kiếm các đặc tính sản phẩm cụ thể như “không chứa gluten”, các Marketer cũng nhờ đến bên thứ ba để bám sát các danh sách sản phẩm của các đối thủ nằm rải rác khắp nơi trên web. Ví dụ Gladson sở hữu một cơ sở dữ liệu cập nhật thường xuyên thông tin hơn 1 triệu sản phẩm được bán ở các cửa hàng tạp hóa, cửa hàng tiện lợi và các nhà buôn lớn.
Một sự phức tạp khác của thương mại điện tử: một người có thể lướt qua ba trang web bán lẻ, bao gồm Amazon, trước khi quyết định mua hàng ngay cả khi họ đang ở tại một cửa hàng. Đối với Skullcandy, điều đó có nghĩa đo lường vị thế cạnh tranh dọc theo hành trình mua sắm quanh co dẫn đến việc mua hàng. Để thực hiện điều đó, công ty này dựa vào HookLogic, công ty này cung cấp dữ liệu tổng hợp từ mạng lưới các trang web bán lẻ như Target, Walmart, Costco, Macy và Best Buy. Khách hàng HookLogic đấu thầu các vị trí quảng cáo nhắm mục tiêu đến các mã (SKU) sản phẩm cụ thể trên mạng lưới thương mại điện tử của công ty này, đảm bảo rằng các sản phẩm của Skullcandy được hiển thị nổi bật giữa các quảng cáo của các đối thủ.
Hơn nữa, hệ thống này cho phép Skullcandy biết được có bao nhiêu người xem các trang sản phẩm của mình trên một danh mục. Hoạt động theo lý thuyết việc ghé thăm một trang sản phẩm là một chỉ số mạnh mẽ cho biết một người quan tâm đến việc mua hàng, Skullcandy sau đó quảng bá các trang này nhiều hơn. “Nó tương đương với việc tiến gần lại kệ hàng và tìm kiếm”, theo Chris Silverthorne, quản lý bán hàng tại Skullcandy Gaming và Astro Gaming, một nhánh headphone chơi game của công ty. “Chúng tôi có thể thực sự gia tăng và lấy đi thị phần từ các nhãn hiệu khác”.
Trong khi các công ty khác theo dõi những gì đang xảy ra trên các trang web bán lẻ thì Unmetric giám sát mạng xã hội, lấy nội dung được đăng bởi 35.000 thương hiệu trên các trang mạng xã hội của họ. Unmetric gần đây đưa ra một ứng dụng di động cho khách hàng lựa chọn một danh sách các thương hiệu để giám sát nội dung trên Facebook, chiến dịch quảng cáo trên Amazon hoặc hình ảnh trên Instagram. Hệ thống này cho biết nội dung cụ thể nào tạo ra nhiều sự quan tâm, từ đó công ty có thể đương đầu với sự cạnh tranh, theo Lakshmanan Narayan, Giám đốc điều hành và đồng sáng lập của Unmetric.
(Theo www.adage.com)