Marketing tháo “ngòi nổ” BIG DATA
Vài năm trước, khi ngành marketing chuyển hướng quan tâm vào tiếp thị đa kênh (omni-channel) đã phát sinh nhu cầu mới. Đó là liên kết các kênh dữ liệu khác nhau về một mối và giúp cá nhân hóa trải nghiệm người dùng như một phần của bộ công cụ quảng cáo trực tuyến đa năng.
Mới đây một nghiên cứu do Ensighten phối hợp Econsultancy thực hiện trên 600 digital marketer và chuyên gia trong lĩnh vực thương mại điện tử toàn cầu với chủ đề “Tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng” đã tiết lộ rằng giới Marketer đang ”bơi” trong dữ liệu.
Khoảng 62% người được khảo sát cho biết họ cảm thấy ngộp với dữ liệu lớn ập đến. Nhưng ngạc nhiên, có đến 85% nói rằng họ không thể nào chắt lọc được giá trị từ nguồn dữ liệu đang có.
Không có cách kiểm soát Big Data?
Công nghệ marketing có nghĩa là làm việc với quy mô dữ liệu tăng trưởng nhanh chóng theo cấp số nhân.
Hiện nay công nghệ có thể giúp công ty thu thập dữ liệu khách hàng qua từng lần tiếp xúc. Điều đó đảm bảo qua các quảng cáo Facebook hay YouTube liên tục xuất hiện trước mắt khách hàng. Hoặc cũng có thể qua từ khóa tìm kiếm thực hiện trên PC, Tablet, Smartphone tại bất kỳ đâu.
Vì người dùng ngày càng “đóng đô” lâu hơn trên Internet nên lượng dữ liệu thu thập được không ngừng tăng lên. Chúng được tích lũy liên tục theo hoạt động kinh doanh cũng như thông qua nhà cung cấp độc lập (third-party) nhưng vấn đề ở chỗ là chúng không đồng nhất, cũng không lưu tập trung ở một chỗ.
Chính vì thế làm phát sinh rắc rối lớn cho marketer khi phải tìm kiếm giải pháp lắp ráp những phần dữ liệu rời rạc đó trên các thiết bị di động, theo từng trạng thái online và offline.
Cơ sở dữ liệu khách hàng dồi dào trên sẽ bị lãng phí nếu như marketer không nhận ra cũng như không thể phân bổ ngân sách cho những nơi mang lại hiệu kinh doanh quả nhất.
Phát sinh cũng ảnh hưởng tiêu cực đến hình thức quảng cáo đeo bám (targeting). Khách hàng liên tục than phiền về cùng một điều. “Tại sao tôi luôn bị theo đuôi khắp nơi trên Internet bằng các quảng cáo sản phẩm mà tôi đã mua trước đó?”.
Có đáng để giải quyết?
Hạn chế của hầu hết các doanh nghiệp chính là thiếu cơ sở dữ liệu tích hợp đã được chuẩn hóa. Dẫn đến họ không thể nhận biết từng khách hàng ra sao trên tất các thiết bị. Làm cho Marketer không có cơ sở phân bổ ngân sách quảng cáo một cách hiệu quả hơn.
Liên kết các nguồn dữ liệu còn mang lại lợi ích là giúp marketer vượt ra khỏi ám ảnh về chuyện “lần cuối cùng người dùng click ở đâu”. Thay vào đó họ quan tâm tới sự khác nhau giữa các chiến thuật tạo ảnh hưởng người dùng hơn là chỉ tập trung hành động ở phần đáy của “sales funnel”.
Một lợi ích khác mà hệ thống cơ sở dữ liệu tích hợp mang lại cho thương hiệu là nhận biết được toàn bộ hành trình mua sắm của khách hàng, giúp cải tiến trải nghiệm và đảm bảo cá nhân hóa.
Chuyện không của riêng ai?
Đầu tiên, ở quan điểm bảo mật (privacy). Phải đảm bảo rằng dữ liệu nằm trong tay của các brand marketer. Điều này đồng nghĩa với các thương hiệu bắt đầu nghĩ cách nào đó để kiểm soát nguồn dữ liệu chính chủ (first-party data) mà trước giờ bên thứ ba (third-party data) đang nắm.
Để tự mình thực hiện điều này, các thương hiệu phải có đủ kiến thức và công cụ thích hợp.
Trong vai trò tư vấn giải pháp, các Agency phải đưa ra được lời khuyên về công cụ đang có trên thị trường khác biệt ra sao với nhà quản lý thương hiệu. Giúp họ lựa chọn một cách khách quan giải pháp nào thực sự phù hợp với mục tiêu kinh doanh.
Phía nhà cấp giải pháp, các Vendor cần rõ ràng trong ngôn ngữ sử dụng khi mô tả về sản phẩm của mình. Đảm bảo công cụ đưa ra thân thiện với người dùng, dễ dàng quản lý công việc cũng như cung cấp các loại biểu mẫu báo cáo dễ nắm bắt.
Nếu có một cộng tác rộng khắp “đồng đạo võ lâm” ngành Digital Marketing sẽ giúp cho người làm brand marketer linh hoạt hơn trong việc điều chỉnh liên tục các chiến dịch. Qua đó giúp họ gia tăng sức mạnh định lượng và giải trình lợi ích thu lại từ ngân sách đã chi ra cho marketing.
(Theo www.econsultancy.com)