ANTS
 24/04/2015

Spotify “Tung Chiêu” Playlist Targeting Thu Hút Các Nhãn Hàng

Spotify “Tung Chiêu” Playlist Targeting Thu Hút Các Nhãn Hàng

Spotify, dịch cung cấp nhạc trực tuyến hàng đầu của Châu Âu, sau thành công ứng dụng quảng cáo với hai định dạng Video Takeovers và Sponsored Sessions hồi đầu năm ngoái, đã tiếp tục trình làng tính năng mới có tên gọi Playlist Targeting. Mục tiêu của công ty này muốn giúp các nhãn hiệu chạm sâu đến các yếu tố tâm trạng, nhu cầu, và cả hoạt động của người dùng vào trong nội dung được tài trợ. Có nhận định cho rằng Playlist Targeting đã nâng tiếp thị hành vi lên một bước phát triển mới. Thực hư chuyện này thế nào?

Playlist Targeting –nôm na là tiếp cận từng nhóm khách hàng mục tiêu thông qua các danh sách bài hát – sử dụng dữ liệu sơ cấp (first party’s data –dữ liệu được thu thập từ chính những khách hàng sử dụng dịch vụ của Spotify) giúp các nhãn hiệu theo bước hành trình của người nghe thông qua các thiết bị họ sử dụng đồng thời cho phép thương hiệu định hướng dựa trên những hoạt động, tâm trạng cũng như sở thích âm nhạc của người dùng.

Theo ông Brian Benedik – phó chủ tịch của công ty North America Advertising, đối tác của Spotify thì Playlist Targeting là một bước đột phá. “Tôi không chắc hoàn toàn chúng ta đã vén được bức màn bí ẩn xung quanh những khái niệm trong marketing như – đúng thông điệp, đúng thời điểm, đúng đối tượng – hay chưa, nhưng ít nhất chúng ta đang tiến gần đến câu trả lời hơn so với trước đây thông qua tính năng Playlist Targeting. Khái niệm định hướng hành vi (Behavior Targeting) đã tồn tại khoảng 5 đến 10 năm trước, nhưng tôi cho rằng chúng ta đang nâng Behavior Targeting lên một bậc cao hơn bằng bằng việc truyền đi những thông điệp tới người dùng trong tíc tắc”.

Các thương hiệu có thể dựa vào playlist (như “Workout”, “Dinner party”, hay “Chill”,…) được tạo bởi chính người dùng hoặc tập hợp playlist có sẵn do Spotify lưu trữ với những tên gọi đặc biệt để thực hiện tiếp thị hành vi. Cho dù người dùng tạo mới hoặc lấy ra từ thư viên playlist của Spotify nó cũng sẽ gởi một tín hiệu hoạt động hay tâm trạng tại thời điểm đó của người này.

blog_2015-04_Spotify-Playlist

“Có khoảng 1,5 tỷ playlist trên Spotify. Chúng tôi nhận thấy rằng những tên gọi người dùng gán cho playlist của họ rất đặc biệt. Nó không chỉ thể hiện được khoảnh khắc người nghe tạo playlist, mà còn tiết lộ những thông tin hữu ích về người dùng. Dựa vào đó, chúng tôi có thể tập hợp những bộ dữ liệu thú vị để tạo nên những phân khúc khách hàng tiềm năng khác nhau. Việc gán nhãn cho playlist thực sự cung cấp thông tin hoạt động, hành vi, tâm trạng của người dùng, giúp các nhãn hiệu tận dụng cho mục đích quảng bá”, ông Benedik cho biết thêm.

Âm nhạc là một phần không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày. Trung bình người ta có thể dành tới 148 phút mỗi ngày để thưởng thức âm nhạc trên Spotify trong khi họ làm việc, học tập, lái xe, tập luyện thể thao, thư giãn và nhiều hoạt động khác nữa thông qua các thiết bị đa phương tiện. Các nhãn hiệu giờ đây có thể chọn lựa theo các phân khúc khách hàng dựa trên thông tin Họ là ai (tuổi, gới tính, ngôn ngữ, nơi sinh sống), Họ đang nghe gì (thể loại nhạc yêu thích), vào lúc nào (thời điểm nào trong ngày) và như thế nào (bằng thiết bị gì).

“Hãy bắt đầu vào buổi sáng, người nghe khởi động với Spotify khi vừa nghe nhạc vừa chạy bộ, chúng ta biết khách hàng đang dành thời gian đầu ngày cho hoạt động nào, trên thiết bị gì và với những playlist tên gọi là gì. Sau đó, khi ở văn phòng người nghe sử dụng ứng dụng của Spotify trên desktop để nghe gì, rồi khi trở về nhà họ lại sử dụng điện thoại để tiếp tục thưởng thức âm nhạc. Các nhãn hiệu muốn kể những câu chuyện có ý nghĩa về sản phẩm của mình giờ đây có thể bắt đầu với những thông điệp phù hợp và tuần tự dựa theo những hoạt động trong ngày của người nghe trên Spotify”. Hãy tưởng tượng người dùng có thể nghe một phần thông điệp của một nhãn hàng vào buổi sáng trên điện thoại, phần tiếp theo sẽ được kể vào buổi chiều trên desktop, và phần còn lại sẽ đến vào cuối ngày. Đó là một quá trình liên tục với những thông điệp được chọn lọc để phù hợp với người nghe trong từng hoạt động, tâm trạng và thiết bị khi họ dùng Spotify. Điều này sẽ giúp gợi sự tò mò trong từng phần của thông điệp, từng bước gợi lên hình ảnh sản phẩm trong đầu khách hàng và sau đó gắn kết các thông điệp nhỏ thành một câu chuyện hoàn chỉnh và ý nghĩa về nhãn hiệu.

“Giải pháp Playlist Targeting sẽ phát huy tối đa hiệu quả tiếp cận nhóm khách hàng mục tiêu nhờ những hiểu biết sâu sắc về hành vi người dùng kết hợp với sự phủ sóng của Spotify trải rộng ở 58 thị trường trên toàn thế giới; cung cấp cho các nhãn hàng cơ hội không thể dự đoán trong việc kết nối liên tục với nhịp sống hàng ngày của người nghe nhạc nhằm mang đến những thông điệp có thể chạm tới được khách hàng”. Ông Jeff Levick – CRO của Spotify cho biết.

 (Theo www.clickz.com)

 

 

 

Related Posts