ANTS
 23/04/2015

Data-Driven: Nghệ thuật Digital Marketing

Data-Driven: Nghệ thuật Digital Marketing

Người làm Digital Marketing ngày nay đang đứng trước cơ hội sử dụng kho dữ liệu dồi dào cho các chiến dịch của mình. Tuy nhiên công việc tối ưu hóa tất cả các nguồn dữ liệu này là cả một nghệ thuật.

James Green – CEO của công ty quảng cáo Magnetic cho biết: “tôi yêu công nghệ và dữ liệu. Thực sự không có gì thu hút tôi bằng việc tận dụng dữ liệu để đưa ra những quyết định chính xác. Magnetic đang quản lý ít nhất một trăm ngàn chương trình quảng cáo, và chúng tôi chịu trách nhiệm từ đầu đến cuối . Các tiêu chuẩn đo lường và phân tích cho thấy cụ thể cách tối ưu từng chiến dịch đang chạy để đạt được ROI (Return on Investmet – tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư) cao nhất thế nào”.

Tỷ lệ chuyển đổi (conversation) là yếu tố đặc biệt hấp dẫn vì nó cùng tồn tại hai mặt đối lập: khoa học và nghệ thuật. Nhận diện và làm thế nào để tận dụng các nguồn dữ liệu một cách tốt nhất chính là nghệ thuật. Hãy cùng đi sâu vào khía cạnh ấy để thấy rõ hơn vai trò của nó trong Digital Marketing.

Đa kênh giao tiếp đồng nghĩa với dữ liệu dồi dào

Trong giới Digital Marketing đều biết rằng chúng ta đã và đang chuyển dịch mục đích – từ nhắm đến một nhóm đối tượng tổng quát cùng sử dụng chung một thiết bị công nghệ sang từng cá nhân sử dụng lồng ghép nhiều thiết bị khác nhau. Kết quả là các công ty đã có nhiều hồ sơ người dùng (profile) hơn so với số khách hàng hiện có. Cơ hội này thúc đẩy Digital Marketing sử dụng chiến lược định vị người dùng xuyên suốt qua các thiết bị (cross-device) đồng thời đặt ra yêu cầu đo lường mức độ gắn kết giữa các thiết bị đó ra sao.

blog_2015-04_DataDrivenArt-Multidevice
Có một lưu ý ở đây, nếu không liên kết được nguồn truy cập trên thiết bị cầm tay liên hệ đến quyết định trên PC/Laptop thế nào thì chuyện phân tích và tối ưu hóa chiến dịch gặp khó khăn lớn.

Tin vui là Digital Marketer không cần quá lo lắng đến kết quả hay chỉ số ROAS (Return on Ad Spend- tỷ suất sinh lợi trên chi phí cho quảng cáo) khi gặp tình huống éo le trên. Nó vẫn có thể cải thiện bằng cách tách rời các kênh độc lập và tiếp tục thực hiện như các chiến dịch riêng lẻ.

Thang đo quan trọng nhất: ROAS

ROAS là thước đo cơ bản cho các chiến dịch quảng cáo số cả khía cạnh khoa học lẫn nghệ thuật. Không thể tính ROAS mà không có giả định ban đầu dựa trên các mối quan hệ (attribution). Cho dù một Digital Marketer sử dụng một hệ thống tích hợp dữ liệu tốt nhất thế giới thì nó sẽ không đưa ra kết quả như mong đợi. Đơn giản là từng chiến dịch sẽ vận hành theo cách khác nhau, xuyên suốt mỗi giai đoạn trong hành trình mua sắm của khách hàng. Chưa kể tình huống các chiến dịch sử dụng sai chỉ số để đo lường.

Ví dụ như các chiến dịch xây dựng thương hiệu không có cùng kết quả nếu so với chiến dịch khuyến mãi thanh lí hàng tồn ngay lập tức.

blog_2015-04_DataDrivenArt-ROAS

Ông Andy Frawley – CEO của công ty Epsilon có một bài viết thú vị về cải tiến đo lường ROI hiện tại. Ông đề nghị cách đo lường mới: Return on Experience end Engagement (tỷ suất sinh lợi dựa trên trải nghiệm và độ gắng kết người dùng). Ý tưởng mới khơi gợi góc nhìn Digital Marketer còn quá cứng nhắc khi dựa vào các thang đo hiệu quả để rồi bỏ qua tính linh hoạt và liên kết với các nhân tố khác. Ví dụ như cú nhấp chuột cuối cùng trước khi mua hàng đạt được 100% điểm hiệu quả (trong khi thực tế có nhiều những tác động khác dẫn đến hành vi mua hàng này). Hay một chiến dịch nhằm gia tăng độ nhận biết nhãn hiệu thường dựa trên một loạt các tiêu chuẩn đo lường số hóa thay vì nhận thấy chuyển biến tích cực trong dự định mua sắm của khách hàng.

Sáng tạo là chìa khóa cho cá nhân hóa quảng cáo

Ngày nay, hầu như bất cứ chiến dịch quảng bá nào dựa trên công nghệ Programmatic đều sử dụng nguồn dữ liệu khổng lồ cùng các thuật toán tinh vi để quyết định thể hiện quảng cáo đến người dùng. Tuy vậy cũng có một ít trường hợp quảng cáo rơi vào trạng thái “chết lâm sàng”, nguyên nhân có thể do nhà cung cấp dịch vụ sáng tạo và bên mua quảng cáo mất kết nối.

Không nhất thiết phải là nhà bán lẻ lớn với hàng triệu sản phẩm mới có thể vận dụng các dữ liệu một cách sáng tạo. Những thương hiệu nhỏ hoặc tầm trung vẫn có thể tận dụng dữ liệu để tùy biến những thông điệp sáng tạo của họ, tạo nên nhiều trải nghiệm được cá nhân hóa tới từng khách hàng để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Đừng quá lệ thuộc vào CTR

Nếu bạn muốn dựa vào công nghệ để tối ưu hóa mục tiêu CTR (click through rate – đo lường hiệu quả thông qua việc nhấp chuột), thì nó chỉ có tác dụng được khi số lượng click của khách hàng đạt đến một ngưỡng nhất định nào đó.

Một số người chỉ cần 30 phút để đưa ra quyết định, trong khi số khác mất tới 30 ngày. Vài khách hàng sẽ mua sắm trực tuyến trong khi nhiều người lại thích trải nghiệm tại chính cửa hàng.

Con đường khách hàng đi từ lúc bắt đầu tìm hiểu đến quyết định mua sản phẩm đang mờ mịt, khó đoán như thế nào qua lắng kính phân tích hành vi và cũng phản ảnh hạn chế của mô hình “purchase funnell. Ngành quảng cáo vẫn còn đang đi theo lối mòn. Các chiến dịch quảng cáo được tiến hành riêng lẻ cho từng giai đoạn khác nhau trong tiến trình mua sắm thay vì bổ sung lẫn nhau trong cùng chiến lược tổng thể và sáng tạo.

blog_2015-04_DataDrivenArt-Click

Ngoài ra, vẫn chưa có bước đột phá nào giúp “chiến dịch liên hoàn” tạo ảnh hưởng trên diện rộng nhằm kết nối khách hàng từ nhận thức ban đầu về sản phẩm cho đến giai đoạn quyết định mua.

Tương lai của Digital Marketing sẽ hợp nhất các chiến lược riêng lẻ, công nghệ sẽ giúp xác định trạng thái người đang đứng ở đâu trong toàn bộ tiến trình ra quyết định. Thông tin có thể trợ giúp quá trình chọn lựa nội dung quảng cáo và thông điệp tương ứng cần truyền tải đến với người dùng là gì.

Tầm nhìn đó có thể thực hiện một cách tự động hóa hoàn toàn từ đầu đến cuối bởi công nghệ Programmatic. Sự thật chúng ta vẫn cần một đối tác để đảm bảo việc đo lường, phân tích chuỗi thông điệp liên kết được với nhau một cách có ý nghĩa và các chiến dịch diễn ra một cách hài hòa. Đó chính là nghệ thuật!

(Theo www.marketingland.com)

Related Posts