ANTS
 05/05/2015

Trải nghiệm khách hàng – Hành trình thử nghiệm & cải tiến

Trải nghiệm khách hàng – Hành trình thử nghiệm & cải tiến

Công nghệ mới không ngừng xuất hiện làm cho cơ hội Marketer thực hành trong phòng “thí nghiệm số” tăng lên đáng kể. Bởi điều kiện thu thập, phân tích và ra quyết định dựa trên dữ liệu người dùng đang ngày một dễ dàng hơn.

“Điều gì khiến những nhà cách tân tầm cỡ thế giới như Steve Jobs, Thomas Edison, hay hai nhà sáng lập Google – Larry Page và Sergey Brin tạo nên khác biệt?”.

Để làm sáng tỏ bí ẩn đó ông Peter Sims – doanh nhân khởi nghiệp và cũng là tác giả sách bán chạy – đã lý giải nó trong ấn phẩm tựa đề Little Bets (Đánh Cược Thông Minh). Ông chỉ ra điểm chung của những cá nhân xuất sắc trên hành trình khởi nghiệp của họ. Thay vì bắt đầu với một ý tưởng và kế hoạch tổng thể vĩ đại được phác thảo trước, thì họ thực hiện từng bước thử nghiệm, “đánh cược” với các khoản đầu tư nhỏ, học hỏi từ các thất bại sau đó nhanh chóng điều chỉnh những sai lầm và khắc phục cho những thử nghiệm kế tiếp.

Vậy đấy! Nhưng liệu cách thức khôn ngoan ấy có đất “dụng võ” trong thế giới Marketing hiện đại?

Câu trả lời là CÓ! Thực tế thông qua các các kênh giao tiếp và thiết bị người dùng nên Digital Marketing hiện nay có thể thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau về một nơi giúp có cái nhìn toàn diện hơn qua phân tích, thử nghiệm thay đổi và tiếp tục cải tiến chiến dịch triển khai ngày một tốt hơn.

Thách thức đang ở đâu?

Một nghiên cứu ngân sách Marketing năm 2015 của Gartner (công ty nghiên cứu và tư vấn CNTT ở Mỹ) nhận định: “trải nghiệm của khách hàng (customer experience) đang là chiến trường mới nổi và khốc liệt. Với 89% công ty kỳ vọng cạnh tranh lẫn nhau chủ yếu dựa trên chính yếu tố này vào năm 2016 – so với 36% cách đây bốn năm. Thậm chí nó có dấu hiệu sẽ trở thành mục dẫn đầu trong ngân sách dành cho đổi mới năm 2015”.

blog_2015-05_CustomerExperience-Is

Econsultancy cũng thông qua hơn 600 nhà lãnh đạo Marketing doanh nghiệp (in-house) và các chuyên gia cung cấp dịch vụ Marketing nhằm nghiên cứu đề tài tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng. Qua đó tiết lộ rằng các CMO và đội ngũ Marketing của họ đang gặp một vài rào cản quan trọng. Đồng thời gọi hiện tượng nổi bật đó là “xu hướng chủ đạo ở kỷ nguyên Marketing kế tiếp ”.

Vài điểm cụ thể Econsultancy chia sẻ công cộng:

  • Có đến 70% các công ty được khảo sát cho biết họ chỉ mới bắt đầu quá trình thu thập và tích hợp dữ liệu từ các kênh giao tiếp, nền tảng thiết bị và cơ sở dữ liệu đã tích lũy.
  • Chỉ 3% các công ty nói rằng họ có khả năng sử dụng dữ liệu từ đa kênh giao tiếp và đa phương tiện nhằm cá nhân hóa cho các website và ứng dụng điện thoại theo thời gian thực (real-time).
  • Có ít hơn 18% công ty được khảo sát sử dụng hồ sơ khách hàng đồng nhất (single customer profile) cho hầu hết những ứng dụng marketing của họ. Và 45% công ty hầu như không ”đụng chạm” chuyện đang khảo sát.

Tận dụng nền tảng công nghệ cho thử nghiệm & cải tiến

Các tổ chức Marketing rõ ràng đang ở thời kì chuyển dịch khi họ cùng hội cùng thuyền với khách hàng trong xu hướng đa kênh (omnichannel).

Suốt vài năm gần đây, chúng ta chứng kiến công nghệ thay đổi to lớn với sự bùng nổ của băng thông rộng (network bandwidth), năng lực xử lý tính toán tăng lên chóng mặt và khả năng lưu trữ vô cùng lớn tạo nền tảng cho những sáng tạo và đổi mới.

blog_2015-05_CustomerExperience-NativeWebĐiều này mang lại tin tức tốt rằng, công ty Marketing có công nghệ dựa trên Internet sẽ được lợi thế tự do quản lí dữ liệu và tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng theo cách chưa từng khả thi trong quá khứ. Nhưng vẫn còn tồn tại tin xấu là các Marketer thừa nhận họ vẫn bị ràng buộc hạn chệ từ quá khứ hay công nghệ kế thừa lạc hậu.

Marketer hiện nay có thể thu thập, phân tích và ra quyết định dựa trên qui mô dữ liệu lớn hơn nhiều so với trước đây. Họ có thể tiếp nhận triết lý thử nghiệm trong việc kiểm tra và tối ưu hóa mọi thứ từ chiến dịch Marketing đến các quảng cáo trực tuyến.

Người làm Marketing không còn bị giới hạn trong việc phân tích xu hướng nhờ vào khả năng tích hợp dữ liệu và có thể truy cập một cách trực quan ở mức người dùng cuối, đến từng hồ sơ khách hàng cụ thể.

Hãy lấy ứng dụng di động làm ví dụ. Thương hiệu có thể phát triển ứng dụng web (web-based app) và ứng dụng trực tiếp (native app). Đối với ứng dụng dạng native app được lập trình và mã hóa (hard-coded) bằng cách sử dụng bộ công cụ phát triển phần mềm (software developer kits – SDKs) đã gây ra một số hạn chế nhất định. Khi có bất kì thay đổi nào, ứng dụng phải được gởi cho nhà phát triển (developer) lập trình lại. Sau đó tiếp tục gởi vào các hệ thống phân phối ứng dụng như AppStore/Google Play. Tuy nhiên khi công nghệ phát triển, giờ đây Marketer có thể tránh được qui trình phức tạp ở trên khi muốn thay đổi các ứng dụng di động mà không cần sử dụng SDK. Hiệu chỉnh có thể thực hiện trong vòng vài phút. Có thể thấy rằng ứng dụng mobile hiện tại được tối ưu hóa gần như theo thời gian thực, nhãn hiệu phản ứng kịp với hành vi khách hàng thay đổi.

Các cải tiến công nghệ kết hợp với chu kỳ đổi mới đã thay đổi luật chơi cho Marketing. Hành trình mua sắm của khách hàng cho dù phức tạp nhưng Marketer lúc này có cơ hội thực hiện kỹ thuật tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng qua dữ liệu mỗi tương tác họ tạo nên. Và đây chính là lúc quên đi quá khứ và tận dụng cơ hội thử nghiệm và cải tiến.

(Theo www.clickz.com)

 

Related Posts