ANTS
 25/05/2015

Điều gì khiến khách hàng “chọn mặt”… gửi dữ liệu?

Điều gì khiến khách hàng “chọn mặt”… gửi dữ liệu?

Trong buổi diễn thuyết hội nghị cấp cao Emetrics tại San Francisco tháng trước ông Jin Sterne – chủ tịch của DAA (Digital Analytics Association) và là cộng tác viên của ClickZ cho rằng: “Bảo mật (Privacy) là một khái niệm xưa cũ”. “Vậy ai sẽ là người mà chúng ta tin tưởng để giao phó dữ liệu của mình?. Sterne tự đặt câu hỏi.

Để có một nhận định toàn diện về những điều này, nội dung bài viết có thêm phân tích của cô Aurelie Pols, nhà tư vấn độc lập và gần đây được các thành viên DAA bầu chọn là nhân vật ảnh hưởng nhất của ngành (Most Influential Industry Contributor). Cô Pols nhận định: “Khách hàng chắc chắn nhận thức nhiều hơn”, trong khi “công dân và người dùng phải cố gắng nhiều hơn mới hiểu rõ dữ liệu của họ được thu thập bằng cách nào và đi về đâu”.

Hai xu hướng chính

Có hai khuynh hướng chính đằng sau mối xung đột tiềm tàng nêu trên (quyền sở hữu dữ liệu giữa công ty và khách hàng) là: (1) bùng nổ dữ liệu được tạo ra và cách thu thập; (2) ngày càng đông các doanh nghiệp nhận ra rằng việc quản lý và phân tích dữ liệu hiệu quả có thể mang lại lợi thế cạnh tranh to lớn.

Mặt khác, dữ liệu cá nhân được tạo ra từ các thiết bị di động, wearable, các thiết bị IoT (Internet of Thing – IoT)… vẫn đang diễn ra hàng ngày trên diện rộng nhưng người dùng không nhận ra chúng.

Gần đây Harvard Business Review công bố kết quả một nghiên cứu cho thấy hầu hết mọi người không biết gì về thể loại hay số lượng dữ liệu đang được thu thập từ chính họ khi tham gia mạng Internet. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là người dùng không quan tâm đến vấn đề ai là người thu thập dữ liệu về họ và dữ liệu này được sử dụng như thế nào.

Cũng theo một nghiên cứu tương tự, hơn 97% người dùng quan tâm đến vấn đề chính phủ hay các tổ chức kinh doanh có thể lạm dụng thông tin của họ.

Rõ ràng có thể nhận thấy một mâu thuẫn ở đây, khách hàng dường như không biết về bản chất và qui mô của dữ liệu đang được thu thập nhưng vẫn rất quan tâm dữ liệu của họ có thể làm được gì.

blog_2015-05_DataProtection-Transparency

Tính minh bạch là chìa khóa

Đối với việc kinh doanh, để gia tăng lòng tin của khách hàng chỉ cần thực hiện tốt các chính sách về bảo mật?

Pols cho rằng đó là điều quan trọng và lòng tin luôn bắt nguồn từ doanh nghiệp – ví dụ – bảo vệ dữ liệu khỏi những hoạt động phá hoại.

Còn đối với Sterne, ông có một số quan điểm hơi khác: “Việc thực hiện tốt chính sách bảo mật hàm ý những quan tâm về mặt đạo đức và pháp lý. Làm thế nào để có được lòng tin là vấn đề của Marketing. Vì thế doanh nghiệp có thể xây dựng lòng tin mà không cần thực hiện bất kì hoạt động bảo mật nào cả”.

Chính sách bảo mật tốt chỉ mới ở mức cần nhưng chưa đủ, các doanh nghiệp phải thực hiện “lời hứa thương hiệu” và minh bạch với người dùng về dữ liệu được thu thập, lí do thu thập và những gì sẽ làm với chúng.

Trên hết, doanh nghiệp cần giải thích rõ những giá trị nào khách hàng sẽ có được lợi ích gì từ việc cung cấp thông tin. Dịch vụ/sản phẩm tốt hơn? Giao tiếp/trải nghiệm phù hợp hơn?

Tuy vậy con đường minh bạch của doanh nghiệp cũng có những thử thách riêng. Chuyên gia Pols chia sẻ, nguy cơ trong ngắn hạn là tính minh bạch có thể đe dọa trực tiếp tới lòng tin. Người tiêu dùng nói chung không hiểu về dữ liệu phức tạp thế nào. Và Sterne đã bổ sung: “Một khi doanh nghiệp không thể giải thích rõ ràng, dễ hiểu và chính xác cái họ đang thu thập và cách nó được sử dụng thì không thể trách được khách hàng. Họ chỉ hiểu rõ giá trị mà họ nhận lại được trong cuộc giao dịch”.

Tóm lại, nếu muốn sử dụng những phân tích dữ liệu cho các lợi thế chiến lược, doanh nghiệp sẽ phải đảm bảo khả năng tiếp cận dữ liệu thông qua việc thỏa thuận và lấy được lòng tin từ khách hàng. Doanh nghiệp cũng cần nhận ra rằng khách hàng sẽ giành lại quyền sở hữu và thu hồi những quyền này bất kì lúc nào họ muốn.

(Theo www.clickz.com)

 

Related Posts